Ngày 15/9/2021, Bộ GTVT đã tổ chức Công bố Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký thay Thủ tướng Chính phủ.
Dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ; Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện; đại diện lãnh đạo các Cục, vụ của Bộ GTVT, Tổng cục đường bộ Việt Nam; Đại diện lãnh đạo các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin & Truyền thông và Bộ Quốc phòng; Đại diện lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đại diện Tổng công ty Tư vấn Thiết kế GTVT (TEDI) đơn vị đứng đầu liên danh tư vấn lập quy hoạch.
Thứ trưởng Lê Đình Thọ phát biểu khai mạc Hội nghị
Đây là quy hoạch chuyên ngành đầu tiên được phê duyệt theo Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14, được đánh giá có quy mô, phạm vi và sức ảnh hưởng lớn trong 37 quy hoạch chuyên ngành quốc gia của cả nước.
Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cũng là một trong 05 quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải (đường bộ; đường thủy nội địa; cảng hàng không, sân bay; cảng biên; đường sắt). Đây là lần đầu tiên các quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải được thực hiện đồng thời, có phân công rõ vai trò dựa trên lợi thế từng phương thức trên tửng hành lang vận tải chính, đảm bào tính hệ thống, kết nối đồng bộ giữa các chuyên ngành.
Quy hoạch mạng lưới đường bộ lần này xác định đường bộ là phương thức linh hoạt, hiệu quả đối với cự ly ngắn và trung bình (dưới 300 km), hồ trợ gom, giải tỏa hàng hóa, hành khách cho các phương thức vận tải khác.
Theo quy hoạch, hệ thống đường bộ phải đảm bảo kết nối giữa hệ thống đường bộ quốc gia với hệ thống đường địa phương, giữa các vùng động lực và vùng khó khăn; kết nối đến các đầu mối vận tải và quốc tế, đặc biệt là kết nối hiệu quả với các đầu mối giao thông, hạ tầng của các phương thức khác (nhà ga đường sắt, cảng biển, cảng sông, sân bay).
Đồng thời, quy hoạch đường bộ đã được tích hợp và đồng bộ hóa với 4 quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải còn lại, từ đó xác định danh mục các dự án ưu tiên đối với hệ thống đường quốc gia, danh mục các dự án đường địa phương cần thiết phải ưu tiên đưa vào quy hoạch của tỉnh để đảm bảo tính kết nối, liên thông với mạng lưới giao thông của vùng và quốc gia, đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Để đảm bảo tính linh hoạt, tính mở và sự chủ động trong đầu tư, Quy hoạch lần này cho phép có thể điều chỉnh tiến độ đầu tư các tuyến đường nếu các địa phương nhận thấy nhu cầu cần thiết đầu tư sớm hơn và có thể thu xếp nguồn lực để triển khai thực hiện; hoặc khi địa phương có nhu cầu mở rộng quốc lộ đi qua địa bàn đã được quy hoạch đô thị thì sẽ phối hợp nguồn vốn theo hướng trung ương đầu tư phần quy mô theo quy hoạch, địa phương đầu tư phần mở rộng…
Kết quả quy hoạch đã đề xuất lựa chọn danh mục các dự án ưu tiên trên nguyên tắc các dự án này đều phải bảo đảm tính lan tỏa, là động lực phát triển vùng hoặc liên vùng, đầu tư phát huy ngay hiệu quả. Đáng chú ý, quy hoạch đã ưu tiên đưa vào danh mục đầu tư trong giai đoạn 2021 -2030 các tuyến cao tốc có năng lực thông hành lớn để hình thành mạng cao tốc kết nối liên vùng và là xương sống của hệ thống đường bộ quốc gia. Trong đó, tập trung hoàn thiện tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, một số tuyến cao tốc khu vực Nam Bộ, Miền Trung – Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và các tuyến vành đai đô thị tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; với mục tiêu cụ thể đến năm 2030, có thể đưa vào khai thác khoảng hơn 5.000km đường cao tốc như mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.
Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Huyện phát biểu ý kiến
Quy hoạch lần này bảo đảm yêu cầu phát triển trên toàn bộ không gian lãnh thổ quốc gia hướng đến mục tiêu phát triển bên vững gắn với bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đôi khí hậu; phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Xây dựng hệ thống giao thông công cộng hiện đại kết hợp với sử dụng hiệu quả nhiên liệu trong hoạt động giao thông, nhất là giao thông đô thị để giảm thiểu ô nhiễm. Phương tiện vận tải phải có tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng với các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Tại Hội nghị Thứ trưởng Lê Đình Thọ, Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ đánh giá cao đơn vị Liên danh Tư vấn TEDI-TDSI đã thực hiện tốt các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT, Tổng cục đường bộ để hoàn thành quy hoạch đồ sộ này.
Kết quả chủ yếu của quy hoạch mạng lưới đường bộ:
(1) Cao tốc: Mạng lưới đường bộ cao tốc cơ bản hoàn thiện với 41 tuyến, tổng chiều dài khoảng 9.014 km, bao gồm:
Trục dọc Bắc Nam (02 tuyến): Tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông (Từ Lạng Sơn – Cà Mau) chiều dài khoảng 2.063 km, quy mô 4 – 10 làn xe; Tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Tây, chiều dài khoảng 1.205 km. quy mô 4 – 6 làn xe: Khu vực phía Bắc gồm 14 tuyến, chiều dài khoảng 2.305 km, quy mô 4 – 6 làn xe; Khu vực miền Trung – Tây Nguyên gồm 10 tuyến, chiều dài khoảng 1.431 km. quy mô 4 – 6 làn xe: Khu vực miền Nam gồm 10 tuyến, chiều dài khoáng 1.290 km, quy mô 4 – 10 làn xe. Vành đai đô thị Thủ đô Hà Nội gồm 03 tuyến, chiều dài khoảng 429 km, quy mô 4 – 6 làn xe; vành đai đô thị Thành phố Hồ Chí Minh gồm 02 tuyến, chiều dài khoảng 291 km, quy mô 4 – 8 làn xe.
(2) Mạng lưới Quốc lộ: gồm 172 tuyến, tổng chiều dài khoảng 29.795 km (tăng 5.474 km so với năm 2021), phân chia thành quốc lộ chính yếu và thứ yếu, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiếu cấp III đối với đoạn đường thông thường và cấp IV đối với đoạn khó khăn.
(3) Đường bộ ven biển: Qua địa phận 28 tỉnh, thành phố, tổng chiều dài khoảng 3.034 km, quy mô 2 – 4 làn xe, hướng tuyến các đoạn không đi trùng các quốc lộ, cao tốc được quyết định trong quy hoạch tỉ Bộ GTVT đầu tư đoạn đi trùng quốc lộ, cao tốc; các địa phương ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư các đoạn còn lại trước năm 2030./.