- Tên dự án: Cầu Vân Tiên thuộc Dự án Đường cao tốc Vân Đồn – Tiên Yên.
- Địa điểm xây dựng: Tỉnh Quảng Ninh
- Năm khởi công: 2021
- Năm hoàn thành: 2021
Các đặc điểm nổi bật của dự án:
Cầu Vân Tiên thuộc Dự án Đường cao tốc Vân Đồn – Tiên Yên, Cầu Vân Tiên nằm trên cao tốc tại Km81+300,00 ÷ Km82+940,00 thuộc ranh giới giữa 2 xã Đài Xuyên thuộc huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh và Tiên Lãng thuộc huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Cầu Vân Tiên khởi công ngày 04/01/2021 và được hợp long ngày 05/12/2021. Dự kiến hoàn thành 31/12/2021
Tổng công ty Tư vấn Thiết kế GTVT (TEDI) là đơn vị Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi và Tư vấn thiết kế kỹ thuật
Cầu Vân Tiên là cây cầu lớn nhất trong tổng số 32 cầu trên toàn tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, đồng thời là cây cầu dài nhất tỉnh Quảng Ninh đến thời điểm này. Công trình khởi công đầu năm 2021 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Cầu Vân Tiên hoàn thành cùng tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái sẽ rút ngắn thời gian từ Hà Nội đi Móng Cái xuống còn khoảng 3 giờ; kết nối với các khu kinh tế trọng điểm, tạo thuận lợi giao thông đường bộ từ hướng Lạng Sơn đi Móng Cái, Vân Đồn, Hạ Long, phát huy Sân bay Vân Đồn; kết nối cửa ngõ giao thương của Việt Nam, ASEAN với Trung Quốc; tạo động lực phát triển KT-XH, kết nối các khu kinh tế trọng điểm và thu hút các nhà đầu tư trong, ngoài nước đến nghiên cứu đầu tư tại các địa phương có tuyến cao tốc đi qua.
Mô tả ứng dụng khoa học công nghệ, phần mềm tiên tiến:
Cầu Vân Tiên là cầu dài nhất tỉnh Quảng Ninh song lại thi công trong chưa đầy một năm, điều này khẳng định sự quyết tâm của UBND tỉnh Quảng Ninh, đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công đã nỗ lực vượt khó đã hoàn thành đồng bộ tuyến cao tốc dọc tỉnh của Quảng Ninh trong bối cảnh khó khăn bởi dịch bệnh, đóng góp vào tăng trưởng năm 2021 của tỉnh.
Cầu được thiết kế kết cấu vĩnh cửu bê tông cốt thép dài 1.515m gồm 3 nhịp đúc hẫng khẩu độ (55+90+55)m và 32 nhịp superT; bề rộng mặt cầu 25,25m; tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe ô tô và 2 làn dừng khẩn cấp đảm bảo tốc độ tối đa 120km/h.
Trong quá trình triển khai, công trình được giới chuyên gia đánh giá là có độ khó cao do điều kiện địa hình, địa chất khu vực phức tạp, dòng nước thủy triều chảy xiết, chênh lệch 3-5 m. Ngoài ra còn yếu tố dưới đáy là tầng đá, chiều sâu mức nước trên 17 m (tương đương cầu Bãi Cháy). Do đó, việc định vị khoan nhồi, neo hệ thống nổi để phục vụ thi công cầu mất nhiều thời gian