Sáng ngày 30/8/2023, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ Khánh thành Dự án ĐTXD Dự án Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.
Đến dự buổi lễ có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cùng tham dự lễ khánh thành có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và thành phố Hà Nội.
TEDI với vai trò là đơn vị thực hiện tư vấn thiết kế cho dự án cũng đã tham dự Lễ Khánh thành Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu cắt băng khánh thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2
Theo thiết kế, cầu có hình dáng tương tự như cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1 và nằm song song sát nhau. Cầu Vĩnh Tuy 2 có độ cao tĩnh không so với mặt nước sông Hồng thông thường là 11 mét. Cầu có 8 làn xe, trong đó có 4 làn xe ô tô, 2 làn đường xe buýt và làn xe thô sơ. Theo thiết kế này, cầu Vĩnh Tuy sau khi hoàn thiện cả 2 giai đoạn sẽ là cầu đầu tiên tại Hà Nội có làn đường dành riêng cho xe buýt.
Tổng chiều dài dự án bao gồm cầu và đường dẫn là 3.473m; gồm 61 nhịp (8 nhịp liên tục dầm hộp đúc hẫng cân bằng vượt dòng chủ; 44 nhịp Super T vượt bãi sông phía Bắc; 3 nhịp dầm hộp đúc hẫng cân bằng vượt đê Tả Hồng; 6 nhịp dầm hộp bản rỗng đúc trên đà giáo), mặt cắt ngang cầu trên toàn tuyến B=19,25. Sơ đồ nhịp toàn cầu: (60+130+5×135+90)+(39+3×40+7x(5×40)+4×40+39)+(55+90+55)+(6×35).
Quy mô mặt cắt ngang cầu Vĩnh Tuy 2
- Trên cơ sở điều kiện khống chế mặt bằng và tổ chức giao thông cầu Vĩnh tuy hiện tại, khi thiết kế cầu giai đoạn 2, phần cầu chính đúc hẫng TEDI đã thiết kế với sơ đồ nhịp 60+130+5×135+90=955(m). Khi đó, tỉ lệ nhịp biên trên nhịp chính bên cạnh: 60/130=0,46, không theo các tỷ lệ tiêu chuẩn thông thường là từ 0,65 – 0,7. Giải pháp này đáp ứng điều kiến thực tế của bài toán, không phải phá dỡ nhịp dầm hộp 30m, hạn chế ít nhất thời gian cấm giao thông trong quá trình thi công.
- Khi áp dụng chiều dài nhịp biên phi tiêu chuẩn dẫn tới vị trí gối ở trụ biên xuất hiện lực nhổ, và việc thi công các khối đúc hẫng lệch tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Nhóm kỹ sư thiết kế của TEDI đã đề xuất giải pháp cấu tạo đốt đúc trên đà giáo KT17 với tiết diện đặc (thể tích khối đúc khoảng 261 m3) nhằm triệt tiêu lực nhổ, đồng thời tạo đối trọng giữ cần bằng nhịp lệch khi thi công đúc hẫng các khối đúc tiếp theo để xử lý vấn đề đặt ra.
Mô hình tính toán kết cấu cầu chính Vĩnh Tuy 2
- Áp dụng công nghệ mô hình BIM trong công tác thiết kế: TEDI đã áp dụng công nghệ mô hình BIM trong thiết kế để tăng năng suất, chất lượng thiết kế, tính toán chính xác và nhanh các khối lượng thiết kế; Kiểm soát các va chạm, xung đột và đưa ra phương án xử lý ngay từ khâu thiết kế. Phần mềm thiết kế Tekla được áp dụng để triển khai công tác thiết kế bao gồm từ các số liệu trắc dọc, tiến hành mô hình toàn cầu từ kết cấu cọc, bệ, thân, xà mũ đến kết cấu dầm hộp đúc hẫng và các chi tiết khác như gối, khe co giãn, lan can….
Hình ảnh mô hình BIM cầu Vĩnh Tuy 2
Hình ảnh mô hình trụ cầu chính
Hình ảnh mô hình BIM cốt thép trụ cầu
Hình ảnh mô hình BIM cốt thép cọc khoan nhồi
Hình ảnh mô hình BIM dầm hộp đúc hẫng
Mô hình BIM cốt thép nhịp dầm hộp
Mô hình BIM cốt thép đốt dầm hộp đúc hẫng
Dự án đầu tư, xây dựng cầu Vĩnh Tuy 2 được UBND thành phố Hà Nội khởi công ngày 6/1/2021. Cầu có tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, ngân sách thành phố, được đầu tư xây dựng theo quy hoạch, nhằm hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai 2 tại thành phố Hà Nội; tăng cường khả năng lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng nhanh giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố.
Sau đây là một vài hình ảnh tại buổi lễ Khánh thành