cau-thanh-tri-ha-noi

Tên dự án: Dự án xây dựng cầu Thanh Trì và tuyến nam vành đai 3 TP Hà Nội

Chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải

Ngân sách dự án: 5.700 tỷ đồng vốn ODA

Thời gian thực hiện : Hợp long tháng 8/2006

Vị trí dự án: Cầu Thanh Trì nằm cách cảng Hà Nội 3.5km về phía hạ lưu sông Hồng

Đơn vị tư vấn thiết kế: PCI (nay là OCG) Nhật Bản liên kết với TEDI, APECO và ITST

Đơn vị thi công:

Đơn vị giám sát thi công: PCI (nay là OCG) Nhật Bản liên kết với TEDI, APECO và ITST

 

1. Quy mô và các tiêu chuẩn kỹ thuật:
A.    Quy mô:
Chiều dài tuyến: L= 12.831,94m trong đó:
–    Đoạn Thanh Trì: 6.218,5m (Km0+000 – Km6+218.5)
–    Chiều dài cầu: 3.084,0m (Km6+218,5 – Km 9+302,5)
–    Đoạn Gia Lâm: 3.529,44m (Km9+302,5 – Km12+831,94)
Mặt cắt ngang cầu: 33,1m với 4 làn xe cơ giới (4×3,75); 2 dải an toàn hai bên 1 làn đường cơ giới (2x(3m+1m)); 2 làn xe thô sơ (2×3,5m); 1 dải phân cách giữa 2,0m; 2 lan can cầu (2×0,55m).
Mặt cắt ngang đường: phía Thanh Trì rộng 71m (đường cao tốc 26,5m và đường gom hai bên, mỗi bên 11,0m; hè đường 3,0m). Phía Gia Lâm chỉ có đường gom một bên từ đê Gia Lâm tới cầu Gia Lâm (Km10+920) với bề rộng mặt đường 8,0m; vỉa hè rộng 3,0m.
B.    Các tiêu chuẩn kỹ thuật
–    Cầu xây dựng vĩnh cửu.
–    Tải trọng thiết kế H30-XB80, người đi bộ 300kg/m2 có tham chiếu với tải trọng 125% HS20-44 (AASHTO).
–    Tĩnh không thông thuyền: H=10,0m; B=80,0m.
–    Tĩnh không các cầu vượt qua đường (theo chiều đứng):
+ Đường cao tốc: 4,75m.
+ Đường trục chính đô thị: 4,5m.
+ Đường sắt: 6,0m.
–    Tần suất thủy văn thiết kế: cầu và đường cao tốc P=1%; đường gom P=4%.
–    Động đất tính toán: hệ số gia tốc địa chấn = 0,17 tương đương động đất cấp 8.
–    Tốc độ thiết kế: 100km/h với đường cao tốc; 60km/h với đường gom và 40km/h với nhánh nối rẽ.
2. Các giải pháp thiết kế:
A.    Phần cầu chính: có sơ đồ nhịp như sau: (6x33m) + 28m + 80m + 130m + 80m + (5x50m) + (6x50m) + 80m + (4x130m) + 80m + (6x50m) + (6x50m) + (5x50m) + 80m + 130m + 80m + (6x33m). Cấu tạo tách thành hai cầu đặt song song gần sát nhau. Móng cọc khoan nhồi đường kính D1000, D1500, D2000 với chiều dài từ 30-47m.
B.    Phần đường: Hướng tuyến phù hợp quy hoạch tổng thể tuyến VDD3 thành phố Hà Nội; Bán kính cong nằm từ 900m – 5000m. Nền đường xử lý đất yếu bằng bấc thấm và cọc cát.
C.    Công trình trên tuyến: trên tuyến có 14 cống chui dân sinh, 4 cống hộp thủy lợi, 29 cống tròn thủy lợi và các công trình an toàn giao thông, chiếu sáng.
D.    Nút giao thông khác mức: Dự án bao gồm xây dựng 5 nút giao thông khác mức:
+    Nút Pháp Vân – Cầu Giẽ: tại lý trình Km0+550 có dạng trumpet kép.
+    Nút Tam Trinh: tại Km2+800 có dạng bán hình thoi.
+    Nút Lĩnh Nam: tại Km5+630 có dạng bán hình thoi.
+    Nút đê Gia Lâm: tại Km8+958 có dạng bán hình thoi.
+    Nút giao QL5: giai đoạn 1 được xây dựng với dạng bán hoa thị, tới nay đã xây dựng hoàn chỉnh thành nút giao hoa thị kết hợp với cải dịch 2km đường sắt Hà Nội – Hải Phòng về phía sông Hồng 40m.
E.    Các gói thầu bổ sung: sử dụng vốn dư của dự án, bổ sung thêm 02 gói thầu:
+    Gói thầu số 3A: xây dựng cầu cạn Pháp Vân từ nút giao Pháp Vân – Cầu Giẽ tới Bắc hồ Linh Đàm. Gói thầu 3A có tổng chiều dài xây lắp 2.484m bao gồm: 1 cầu cạn dài 2091m, dầm hộp và dầm chữ I bê tông dự ứng lực; một đường dẫn dài 393m, tường chắn có cốt. Ngoài ra, còn có nhánh rẽ C tại nút Pháp Vân – Cầu Giẽ, chiều dài 221m, đường gom dài 947m và 963m hai bên đường song song với cầu dẫn.
+    Gói thầu số 6: xây dựng cầu Phù Đổng 2 dài 946.35m, gồm 11 trụ, 2 mố, 9 nhịp được thi công bê tông cốt thép dự ứng lực đúc hẫng cân bằng dài 100m; mặt cầu rộng 15m, chia thành 4 làn đường, có thể chịu động đất cấp 8.

cau-thanh-tri-ha-noi
untitled-2-1